Nhôm là một trong những vật liệu xây dựng bền vững nhất bên cạnh các ưu điểm như trọng lượng nhẹ, bền và linh hoạt. Để chống lại những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chất lượng hoàn thiện bề mặt của nhôm trở nên rất quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm. Hai phương pháp xử lý bề mặt phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay là mạ anode (Anodizing) và sơn tĩnh điện (Powder Coating). Vậy điểm khác biệt giữa hai phương pháp này là gì?
Mạ Anode (Anodizing)
Mạ anode là phương pháp xử lý bề mặt thông qua các quá trình điện hóa để tăng cường độ dày của lớp oxi tự nhiên trên bề mặt nhôm. Qua nhiều công đoạn phức tạp, nhà sản xuất có thể kiểm soát được sắc thái màu sắc của nhôm – từ màu bạc sáng nhất đến những màu tối như màu đen, đồng thời kiểm soát chi tiết được độ dày của lớp phủ bề mặt.
Ưu điểm của sơn anode
- Nhôm anode không bị ảnh hưởng bởi quá trình oxy hóa, không dễ dàng bị tác động bởi cơ học hay ăn mòn hóa học nên không có hiện tượng han gỉ trên bề mặt, đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài cho sản phẩm.
- Quá trình hình thành sắc tố màu tạo ra bởi phản ứng điện hóa giúp tăng cường độ cứng của khung nhôm. Đồng thời, công nghệ Anode giúp bảo vệ màu sắc sản phẩm bền đẹp trong nhiều năm, tránh ăn mòn và trầy xước.
- Lớp anode càng dày tỉ lệ thuận với độ cứng của sản phẩm, đảm bảo tuổi thọ cao.
- Với bề mặt mịn không bám bẩn, nhôm anode có thể được dễ dàng làm sạch bằng nước hay chất tẩy nhẹ, tiết kiệm thời gian vệ sinh, bảo dưỡng.
Sơn tĩnh điện (Powder Coating)
Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho màng sơn. Lớp sơn sẽ được phủ lên trên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt để khi bột sơn đi qua súng sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường để đến tới vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc này, nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất.
Ưu điểm của sơn tĩnh điện:
- Độ bám của sơn tĩnh điện rất cao, bao phủ khoảng 70% bề mặt, sau khi được gia nhiệt, tỉ lệ phần trăm bao phủ có thể sẽ lớn hơn nhiều, mang đến giá trị thẩm mỹ riêng cho công trình.
- Với đặc tính thân thiện với môi trường, thành phần tạo nên hạt bột sơn tĩnh điện không có chứa hợp chất hữu cơ ảnh hưởng đến khí hậu và việc xử lý sau quá trình sử dụng.
- Khoảng 99% sơn dư được tái sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại) và cũng không cần sơn lót nên công nghệ sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian thi công.
- Tạo màu bằng phương pháp lực tĩnh điện nên thời gian bền màu của sơn tĩnh điện cũng lâu hơn sơn thông thường khoảng 30 năm.
- Khả năng chống sự mài mòn của thời tiết, trầy xước do ngoại lực trong suốt quá trình sử dụng.
- Nâng cao chất lượng của sản phẩm và thời gian được xử lý và đưa vào sử dụng cũng được rút ngắn, nhưng vẫn đảm bảo độ bám dính.
- Màu sắc đa dạng, dễ dàng lựa chọn màu sơn tĩnh điện phù hợp với công trình.
Cả hai phương pháp là mạ anode và sơn tĩnh điện đều đem tới tính thẩm mỹ và độ bền cao cho sản phẩm, tuy nhiên giữa chúng cũng có những khác biệt nhất định. Điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa hai dòng nhôm này chính là màu sắc sau quá trình sản xuất và gia công. Sự đa dạng trong màu sắc của dòng sơn tĩnh điện mang đến thêm nhiều sự lựa chọn khác nhau cho khách hàng và cũng được ứng dụng trong các lối thiết kế công trình xây dựng hiện đại ngày nay.
Với sự đa dạng trong màu sắc, độ bền cao cũng cũng như ưu điểm thân thiện với môi trường, phương pháp sơn tĩnh điện là sự lựa chọn của nhiều hãng nhôm lớn trên thế giới, trong đó có Schuco,Technal,Alumil... Các sản phẩm của Schuco,Technal, Alumil do SPI windows phân phối đều được gia công bề mặt tại Đức ,Pháp,Hi Lạp và được kiểm tra chất lượng nghiêm nghặt trước khi xuất hàng nên luôn đảm bảo được sự đồng đều về chất lượng sản phẩm.