Phong cách tối giản (Minimalism) trong kiến trúc và thiết kế
Phong cách tối giản (Minimalism) là một phong cách thể hiện được khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật đặc biệt là về thị giác và âm nhạc mà các tác giả được tối giản về những yêu cầu cần thiết yếu thiết nhất của nó.
Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) là kiến trúc sư đại tài người Đức, ông được biết đến như cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Ludwig Mies van der Rohe đặt nền móng cho phong cách tối giản, với không gian đơn giản, trong sạch, tinh tế, sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng, đường vuông góc,..
Kiến trúc của Minimalism hướng đến giá trị của không gian, tạo lập không gian chiết khúc, hướng đến sự cô đọng, tràn ngập ánh sáng và sự thoáng đãng. Chính không gian làm nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay trang trí. Ánh sáng là yếu tố quan trọng, nhất là ánh sáng tự nhiên. Trong kiến trúc tối giản, những yếu tố trang trí được hạn chế, nên ánh sáng trở thành yếu tố thẩm mỹ thông qua thị giác.
Trong kiến trúc phong cách tối giản, ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng
Phong cách Minimalism thu hút bởi sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại. Nội thất và các chi tiết được giảm tối đa số lượng, ít chi tiết, màu sắc, mỗi chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng.
Phong cách tối giản vô cùng thịnh hành ở Châu Âu – cái nôi của nội thất thế giới. Phong cách này còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng, phong cách nội thất của các nước Bắc Âu từ thập niên 90 tới nay, và còn lan rộng đến các nước Châu Mỹ. Tại Châu Á, phong cách này xuất hiện đầu tiên và nở rộ tại Nhật Bản, kể cả ở kiến trúc đương đại hay truyền thống.
Những đặc trưng làm nên phong cách tối giản
1. Less is more
“Less is more” chính là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất, được hiểu là sự xuyên suốt và giản lược tuyệt đối về các chi tiết. Trong phong cách Minimalism, những đồ nội thất sẽ được tinh giản hết mức có thể, loại bỏ những thứ không cần thiết, chính vì thế những đồ nội thất thông minh, đơn giản, tích hợp nhiều công năng trong 1 sản phẩm rất được ưa chuộng.
Nội thất được tối giản nhất có thể
Trang trí nội thất theo phong cách tối giản chú trọng hơn vào việc hạn chế đường nét và ẩn giấu bên dưới. Các mặt phẳng màu sáng trên các mảng tường, sàn nhà và hiệu ứng ánh sáng là những yếu tố quan trọng tạo nên không gian mang phong cách tối giản. Với cách trang trí này, bạn sẽ có được một mặt bằng tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và giữ lại được không gian kiến trúc đẹp, sạch sẽ, thông thoáng.
2. Hạn chế về màu sắc
Một không gian nội thất theo phong cách Minimalism sẽ có không quá 3 màu: một màu chủ đạo, một màu nền và một màu nhấn. Trong đó những gam màu trung tính thường được sử dụng làm màu tường để tạo ra bức đệm hoàn hảo cho đồ nội thất bên trong. Những gam màu nhẹ nhàng khi được kết hợp với sự tối giản về đường nét, sẽ khiến cho phong cách Minimalism trở nên trang nhã và tinh tế hơn.
Số lượng màu sắc thường không quá 3 màu
Sự tương phản giữa phong màu trung tính và các thành phần trang trí cũng tạo ra nét độc đáo cho không gian này. Để sự tương phản được thể hiện tốt nhất, người thường sử dụng màu trắng trong các mảng tường phong cách Minimalism nhằm làm tăng giá trị của các đồ vật xung quanh và mang lại hiệu quả thị giác tốt nhất về không gian rộng rãi, thông thoáng.
3. Sử dụng ánh sáng như một phần thiết kế
Như đã đề cập ở trên, ánh sáng như là một phần trang trí đem lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác mạnh mẽ nhất. Việc sử dụng ánh sáng để tạo ra sự nhấn mạnh các khu vực quan trọng, thông qua hiệu ứng bóng đổ vào đồ nội thất, giúp tôn lên hình khối vật dụng và các thành phần khác trong kiến trúc căn nhà.
Cửa nhôm kính là lựa chọn hoàn hảo cho các công trình theo lối kiến trúc tối giản
Để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, cửa kính, đặc biệt là cửa nhôm kính thường được các kiến trúc sư ưu tiên lựa chọn vì vừa đảm bảo được yêu cầu về ánh sáng vừa phù hợp với yếu tố hiện đại của phong cách Minimalism. Ngoài ra, những vách ngăn bằng kính, rèm cửa hay các tán cây cũng được sử dụng để tạo ra hiệu ứng màu sắc, giúp tạo ra điểm nhấn trong hình dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí.
Nguồn sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét