Hotline: 0961687166

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Gioăng cho cửa nhôm kính

 Gioăng là hệ thống phụ kiện quan trọng để đảm bảo độ kín khít cũng như tác dụng cách âm, cách nhiệt của cửa. Nhờ chống chịu thời tiết tốt cùng giá thành hợp lý, gioăng EPDM đang là loại gioăng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

 

Gioăng cao su cửa nhôm kính được sử dụng để chèn vào giữa các khe hở trên hệ thống khung nhôm hoặc giữa nhôm và kính để đảm bảo độ kín và vững chắc của cửa nhôm. Gioăng cao su cửa nhôm kính có tác dụng cách âm, cách nhiệt, chống ồn, ngăn nước và bụi, vì thế gioăng cửa bắt buộc phải đảm bảo có đủ độ căng, dai, biên độ đàn hồi tốt, khả năng chịu nhiệt, chống lão hóa và cấu tạo, kích thước gioăng phải phù hợp với kết cấu của các loại cửa nhôm.

 

Vai trò gioăng với cửa nhôm kính

  • Cách âm, cách nhiệt, ngăn bụi, nước tràn từ ngoài vào phòng
  • Gioăng cao su chèn giữa nhôm, kính tạo độ vững chắc, chống trầy xước, xê dịch kính là thành phần quan trọng để kết nối giữa nhôm và kính.

 

Các loại gioăng phổ biến sử dụng cho cửa nhôm kính

 

Gioăng cao su EPDM: là loại gioăng được làm từ cao su tổng hợp EPDM có ưu điểm: chống cháy, chịu tốt nước nóng và nước lạnh (nhiệt nóng chịu được 150 độ và nhiệt độ âm chịu tới -50 độ). Do có nhiều ưu điểm liên quan tới chịu nhiệt nóng, nhiệt lạnh, cùng khả năng chịu lão hóa dưới môi trường thời tiết. Nên gioăng cao su EPDM được sử dụng làm gioăng cho các loại cửa nhôm kính, gioăng cao su cửa gỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nước mưa.

 

Tìm hiểu về các loại gioăng cho cửa nhôm kính

Gioăng EDPM

 

Gioăng lông hay được gọi là phớt lông cho cửa nhôm kính:

 

Gioăng lông, phớt lông đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng chống nước, chống ồn của cửa mở lùa. Gioăng lông được cấu tạo từ gioăng nhựa cứng (phần chân gioăng) và một lớp lông mịn trên bề mặt, lớp lông có tác dụng giảm chấn động khi người sử dụng thực hiện việc mở/đóng cửa. Do được cấu tạo là lớp lông có độ bền cao cùng với độ cao của lớp lông phù hợp với việc tăng chỉnh khoảng cách lắp cửa, nên ứng dụng của gioăng lông và phớt lông dùng cho cửa nhôm kính là rất lớn.

 


Gioăng nhựa PVC

 

Gioăng được làm từ nhựa pvc có độ bền tương đối tốt, giá thành rẻ phù hợp với các công trình xây dựng nhà ở, chung cư bình dân. Gioăng nhựa pvc cũng có đầy đủ các biên dạng, độ cứng giống gioăng EPDM nên việc lựa chọn sử dụng gioăng loại nào dùng cho cửa nhôm kính phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng của chủ đầu tư.


Là đơn vị chuyên về sản phẩm nhôm châu Âu. Với hệ thống phụ kiện đồng bộ từ gioăng, vít đến bản lề hay tay nắm..., Lsaz cam kết đem tới những sản phẩm đồng đều về chất lượng và đồng bộ về thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Kính Low- E

 Kính Low – E được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại nhập khẩu từ CHLB Đức. Bằng phương pháp phủ mềm trong môi trường chân không cao, bề mặt tấm kính được phủ lên một lớp Bạc và nhiều lớp kim loại siêu mỏng.

 - Vào mùa đông, vách kính Low-E sẽ ngăn chặn hơi ấm từ bên trong tòa nhà thất thoát, truyền ra môi trường bên ngoài, giúp nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp.

 - Vào mùa hè, kính Low-E sẽ giúp ngăn chặn sức nóng của mặt trời và các tia tử ngoại truyền qua vách kính, giữ cho không gian trong phòng luôn mát mẻ.

Với những ưu điểm vượt trội so với những loại kính thông thường khác, kính Low - E được sử dụng nhiều trong mặt tiền nơi trực tiếp tiếp xúc với môi trường.

Những ưu điểm của kính Low-E

Kính phủ cứng Low-E:

Phủ cứng là phương pháp phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt chọn lọc, có tính năng kiểm soát nhiệt tốt, với công nghệ kỹ thuật nhiệt luyện (phủ cứng). Trong quá trình nhiệt kính đến điểm kính nóng chảy hoặc trong quá trình sản xuất, người ta phủ lên bề mặt lỏng kính hợp chất kiểm soát nhiệt, thành phẩm kính Low-E phủ cứng là một lớp nguyên tấm.

Kính phủ mềm Low-E

Phủ mềm là phương pháp phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt chọn lọc, có tính năng kiểm soát nhiệt tốt, với công nghệ kỹ thuật điện giải trong chân không (phủ mềm). Là quá trình gia công kính người ta phủ lên bề mặt kính hợp chất kiểm soát nhiệt, thành phẩm kính Low-E phủ mềm là hai hay nhiều lớp.

Công dụng của kính Low-E:

Tính năng và công dụng của kính phủ cứng Low-E:

– Mức độ phản chiếu ánh sáng vừa phải

– Đạt độ thấu quang tối đa

– Thích hợp mọi sử dụng và thiết kế kiến trúc

– Giá vừa phải phù hợp cho mọi sự lựa chọn

– Mặt phủ cứng bền vĩnh viễn, có thể gia công tôi uốn dễ dàng

– Màu sắc, chủng loại đa dạng và phong phú

– Sử dụng kính đơn làm kính mờ ở các mặt dựng.  

Tính năng và công dụng của kính phủ mềm Low-E

 Mức độ phản chiếu ánh sáng cao

– Thích hợp mọi sử dụng và thiết kế kiến trúc

– Giá vừa phải phù hợp cho mọi sự lựa chọn

– Mặt phủ mềm dễ bị trầy, sước, không thể gia công tôi uốn

– Màu sắc, chủng loại đa dạng và phong phú (thường màu đậm)

– Sử dụng kính đơn làm kính mờ ở các mặt dựng với lớp phủ quay vào trong

– Hiệu năng tốt.            

 

Những ưu điểm của kính Low-E

Khi kết hợp giữa kính Low-E và hệ thống profile nhôm cầu cách nhiệt tiên tiến từ Châu Âu đem đến giải pháp cửa nhôm kính với khả năng cách âm, cách nhiệt vượt trội, giúp giảm lượng điện năng sử dụng đồng thời bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn.

Kính chống cháy

 KÍNH NGĂN CHÁY E120 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH AN TOÀN VIỆT NHẬT VSG

Ngày nay, kính ngăn cháy được khuyến khích sử dụng trong các công trình xây dựng nhằm hạn chế những thiệt hại do nguy cơ hỏa hoạn gây ra. Bên cạnh yếu tố đảm bảo an toàn thì các loại kính ngăn cháy cũng được thiết kế đẹp mắt với nhiều mẫu mã. Trong đó, kính ngăn cháy 120 phút không chỉ có tác dụng bảo đảm sự an toàn cho con người, công trình mà còn tạo ra vẻ đẹp hiện đại, tinh tế cho từng công trình kiến trúc.

Ưu điểm của kính ngăn cháy

Kính ngăn cháy 120 phút cũng có đầy đủ những ưu điểm của một loại kính ngăn cháy cao cấp, có khả năng mang đến sự an toàn cho con người và công trình khi có sự cố cháy nổ xảy ra:

  • Có thể chịu được lửa lên đến 120 phút mà vẫn không bị biến dạng, vỡ hay hư hỏng như các loại kính thông thường khác.
  • Ngăn chặn lửa cháy lan sang các khu vực khác, ngăn chặn sức mạnh của ngọn lửa phun trào.
  • Chịu được sự sốc nhiệt, chịu được nhiệt độ cao.
  • Ngăn chặn sự tấn công của khói, khí độc, hơi gas… bảo vệ hệ hô hấp của con người.
  • Giúp kéo dài thời gian để mọi người có thể tìm cách thoát hiểm hoặc chờ người đến cứu viện…

Cty cổ phần Kính an toàn Việt Nhật xin giới thiệu sản phẩm kính cường lực ngăn cháy mang thương hiệu VSG:


Sản phẩm kính ngăn cháy E120 mang thương hiệu VSG của Công ty CP Kính an toàn Việt Nhật đã được Cục PCCC và CNCH cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện Phòng cháy và chữa cháy. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn:

 TCVN 7455:2013 Kính xây dựng - Kính phẳng tôi nhiệt

  • TCVN 8648:2011. Kính xây dựng - Các kết cấu kiến trúc có lắp kính. Phân loại theo khả năng chịu lửa.

TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng. 


Kính phun cát

 I, Kính phun cát là gì?

Kính phun cát được sản xuất bằng cách phun 1 lớp cát mỏng lên bề mặt kính. Việc phun cát không làm thay đổi đặc tính của kính mà chỉ thay đổi tính chất bề mặt kính từ phẳng, bóng, trong suốt chuyển thành dạng bề mặt sần, trắng mờ.

Vì vậy, với các loại kính cường lực, kính dán an toàn ta vẫn có thể sử dụng phương pháp này để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Đặc biệt, ta có thể phun cát theo các thiết kế tạo hình mỹ thuật để tạo nên các bức tranh kính mang tính nghệ thuật cao.

II, KHUYẾN CÁO KHÁCH HÀNG.

1, Bảo quản sản phẩm kính đã qua gia công

- Giá để đúng kỹ thuật: Nghiêng góc 10 - 15 độ

- Xếp dỡ tránh va trạm góc, cạnh kính.

- Kính để trong kho có mái che, thông thoáng, khô ráo. Đặc biệt tránh ẩm, ướt ( kính mốc không xử lý được )

- Khi bị ướt phải rửa bằng nước sạch và lau khô hai mặt.

2, Sử dụng kính dán lắp ngoài trời hoặc những nơi có độ ẩm cao như: Nhà tắm, toilet, sàn nhà,...

- Không để lớp film dán (PVB) tiếp xúc trực tiếp với nước đặc biệt là nước mưa.

- Phải dùng keo Silicon trung tính bao bọc thật kín các khe hở tiếp xúc giữa PVB, Kính và nước.

- Đối với Film dán chất lượng cao: Nên sử dụng loại Film SGP (Sentry Glass Plus) của Dupont. SGP vừa chịu được lực căng, lực va đập, trong suốt hơn. Với giá thành cao hơn nhiều so với các loại Film PVB thông thường.

Để đạt chất lượng hoàn hảo cho công trình, khi đặt hàng Quý khách cần ghi rõ tên Film SGP.

Kính rạn

 I, Kính rạn là gì ?

Kính rạn là kính cường lực được ghép vào giữa hai lớp kính thường bằng màng film PVB, sau đó tấm kính cường lực ở giữa sẽ được làm nổ nhưng nhờ màng film PVB liên kết và 2 tấm kính thường bên ngoài tạo thành màng chắn khiến các mảnh vụn không bị văng ra ngoài.Với sự kết hợp này đã tạo ra một loại sản phẩm kính dán an toàn độc đáo, mang đến một phong cách mới cho nghệ thuật trang trí bằng kính.

II, ỨNG DỤNG CỦA KÍNH RẠN

  - Làm cầu thang.

  - Làm vách ngăn, vách nhà tắm.

  - Sử dụng nhiều trong trang trí.

III, KHUYẾN CÁO KHÁCH HÀNG.

1, Bảo quản sản phẩm kính đã qua gia công

- Giá để đúng kỹ thuật: Nghiêng góc 10 - 15 độ

- Xếp dỡ tránh va trạm góc, cạnh kính.

- Kính để trong kho có mái che, thông thoáng, khô ráo. Đặc biệt tránh ẩm, ướt ( kính mốc không xử lý được )

- Khi bị ướt phải rửa bằng nước sạch và lau khô hai mặt.

2, Sử dụng kính dán lắp ngoài trời hoặc những nơi có độ ẩm cao như: Nhà tắm, toilet, sàn nhà,...

- Không để lớp film dán (PVB) tiếp xúc trực tiếp với nước đặc biệt là nước mưa.

- Phải dùng keo Silicon trung tính bao bọc thật kín các khe hở tiếp xúc giữa PVB, Kính và nước.

- Đối với Film dán chất lượng cao: Nên sử dụng loại Film SGP (Sentry Glass Plus) của Dupont. SGP vừa chịu được lực căng, lực va đập, trong suốt hơn. Với giá thành cao hơn nhiều so với các loại Film PVB thông thường.

3, Khi lắp đặt kính phun sơn thường nên sử dụng keo APOLO A500 màu trắng trong.

Để đạt chất lượng hoàn hảo cho công trình, khi đặt hàng Quý khách cần ghi rõ tên Film SGP.

Kính cong

 

Phân loại kính uốn cong:

Kính uốn cong được chia làm 3 loại: Kính cường lực uốn cong, kính thường uốn cong và kính dán uốn cong.

Kính cường lực uốn cong: Kính thường phẳng trong quá trình tôi cường lực sẽ được uốn biến dạng theo đường cong đã định. Kính được biến dạng nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực, chịu nhiệt nên rất an toàn cho người sử dụng như những loại kính cường lực phẳng có cùng chủng loại.

Kính thường uốn cong ( kính gia nhiệt uốn cong ): Kính thường phẳng dưới tác dụng của nhiệt sẽ được uốn biến dạng theo một khuôn mẫu đã định dạng trước. Với loại kính này thì tính chất của kính thường vẫn được giữ nguyên ( khi vỡ sẽ tạo thành mảnh to, sắc nhọn, dễ gây sát thương), nó chỉ thay đổi hình dạng từ phẳng chuyển sang cong vì vậy Quý khách cần hết sức lưu ý để đảm bảo độ an toàn khi lắp đặt cũng như sử dụng.

Kính dán uốn cong: Kính thường phẳng sau khi uốn cong tạo thành kính uốn cong thành phẩm sẽ được ghép với nhau bởi màng film PVB, thông qua quá trình hấp nhiệt sẽ tạo thành sản phẩm kính dán an toàn cong. Như vậy, kính vẫn mang đầy đủ những đặc tính ưu việt của kính dán an toàn nhưng được gia tăng thêm tính ứng dụng và thẩm mỹ sau khi biến dạng.

Lưu ý: Với 3 loại kính cong trên thì độ cong R phải tuân theo tiêu chuẩn cho phép tương ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật  của mỗi loại kính nên khi thiết kế cần phải lưu ý về độ cong R sao cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật cho phép.


Bảng thông số kỹ thuật kính cường lực cong:

Độ dày
(mm)

Kích thước tấm kính uốn cong

Giới hạn bán  kính uốn cong cho phép

Cạnh phẳng

Cạnh cong

4 – 10

1830

1000

R ≥ 550 mm

12

1830

1000

R ≥ 900 mm

5 – 12

3600

3000

R ≥ 1600 mm

15

3600

3000

R ≥ 1800 mm

Bảng thông số kính thường uốn cong:


Độ dày
(mm)

Kích thước kính uốn cong (mm)

Ghi chú

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều cao

3

1000

2000

h ≤ 300

Dán được thành kính cong an toàn 2 lớp.

4

1400

2200

h ≤ 400

5

1500

2500

h ≤ 400

6

1500

2500

h ≤ 450

8

1800

2800

h ≤ 550

Có thể dán được thành kính cong an toàn 2 lớp nhưng phải xem xét độ cao h của đường uốn cong …

10

1800

2800

h ≤ 600

12

1800

2800

h ≤ 600

III, ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

  • Phần 2 mép ngoài của cạnh cong, từ 80mm - 100mm đường cong không cong đều, kính gần như phẳng
  • Với những tấm kính cường lực uốn cong có kích thước và R ≤1.800mm, sát mép cạnh cong thường xuất hiện một vài vết tưa dài khoảng 10mm - 20mm theo chiều dài của tấm kính ( điều này không ảnh hưởng đến chất lượng tấm kính đã được tôi cường lực )
  • Với những tấm kính uốn cong có kích thước lớn và R≥5.000mm, tại phần cong nhất của tấm kính thường xuất hiện hiện tượng kính bị ưỡn ngược lại so với chiều cong của tấm kính, tạo nên cạnh uốn cong hơi bị gãy khúc.

IV, KHUYẾN CÁO KHÁCH HÀNG.

1, Bảo quản sản phẩm kính đã qua gia công

- Giá để đúng kỹ thuật: Nghiêng góc 10 - 15 độ

- Xếp dỡ tránh va trạm góc, cạnh kính.

- Kính để trong kho có mái che, thông thoáng, khô ráo. Đặc biệt tránh ẩm, ướt ( kính mốc không xử lý được )

- Khi bị ướt phải rửa bằng nước sạch và lau khô hai mặt.

2, Sử dụng kính dán lắp ngoài trời hoặc những nơi có độ ẩm cao như: Nhà tắm, toilet, sàn nhà,...

- Không để lớp film dán (PVB) tiếp xúc trực tiếp với nước đặc biệt là nước mưa.

- Phải dùng keo Silicon trung tính bao bọc thật kín các khe hở tiếp xúc giữa PVB, Kính và nước.

- Đối với Film dán chất lượng cao: Nên sử dụng loại Film SGP (Sentry Glass Plus) của Dupont. SGP vừa chịu được lực căng, lực va đập, trong suốt hơn. Với giá thành cao hơn nhiều so với các loại Film PVB thông thường.

3, Khi lắp đặt kính phun sơn thường nên sử dụng keo APOLO A500 màu trắng trong.

Để đạt chất lượng hoàn hảo cho công trình, khi đặt hàng Quý khách cần ghi rõ tên Film SGP.

Kính cường lực ( Temper)

  I, Kính cường lực là gì ?

Kính cường lực là loại kính an toàn được sản xuất trên công nghệ xử lý nhiệt nhằm tạo nên tính chịu lực và độ an toàn cao hơn rất nhiều so với kính nổi thông thường cùng chủng loại, cùng độ dày. Để có được đặc tính ưu việt như vậy là do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau tạo thành liên kết vững chắc hơn, giúp cho kính chịu được rung chấn, sức gió và va đập mạnh.

II, Quá trình sản xuất kính cường lực

 1-Cắt kính

Tấm kính nguyên khổ được cắt bằng dây chuyền cắt kính CNC tự động để đảm bảo chuẩn kích thước của mỗi đơn hàng.

2-Mài

Kính thường khá nguy hiểm, đặc biệt là kính sau khi được cắt vì có độ sắc ở các mép cạnh cao, do đó dễ gây sát thương cho con người. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, kính sau khi được cắt sẽ được mài cạnh kính. Chúng ta có thể mài qua tay, mài xiết, mài mỏ vịt, mài vát bằng các máy mài chuyên dụng : máy mài song cạnh, máy mài đứng, máy mài bo góc, máy mài huỳnh... Mỗi loại mài cho ra những kiểu cạnh kính khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Máy mài song cạnh nằm ngang

3-Khoan, khoét, rửa kính

Sau khi qua công đoạn mài kính sẽ được chuyển đến công đoạn khoan khoét (nếu có) và rửa trên dây chuyền line. Tại công đoạn này kính được kiểm tra về kích thước để khớp với đơn hàng và tiến hành khoan khoét theo bản vẽ, sau đó được chuyển qua dây chuyền máy rửa sử dụng nước RO. Tất cả được thực hiện trên hệ thống máy móc hiện đại với độ chính xác cao để cho ra những sản phẩm hoàn thiện nhất trước khi chuyển sang công đoạn cường lực.


Máy khoan khoét
Máy rửa tích hợp mài qua tay

4-Tôi cường lực

Quá trình này bao gồm in nhãn hiệu Temper glass của nhà sản xuất thông thường bằng loại sơn chịu nhiệt lên tấm kính, kiểm tra thông số kỹ thuật. Sau đó tấm kính sẽ được đưa vào gia nhiệt đến một nhiệt độ tiêu chuẩn với mỗi loại kính. Với mỗi độ dầy khác nhau thì thời gian và nhiệt độ tôi khác nhau nên mỗi mẻ tôi sẽ sử dụng những tấm kính có cùng độ dày. Sau đó kính sẽ được làm nguội nhanh bằng luồng khí lạnh thổi lên bề mặt tấm kính một cách đồng đều và chính xác để làm tăng ứng suất bề mặt kính.Mỗi mẻ kính đều có 1 mẫu kính đập thử để kiểm tra các thông số cơ bản về độ bền va đập và số lượng mảnh vỡ để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm.

Lò tôi cường lực

Tại VSG mỗi công đoạn gia công kính đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2015( TCVN ) và Tiêu chuẩn Nhật Bản ( JIS) để cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến người sử dụng.

III, Khuyến cáo khách hàng

1. Bảo quản sản phẩm kính đã qua gia công

   - Giá để đúng kỹ thuật: Nghiêng góc 10 - 15 độ

   - Xếp dỡ tránh va trạm góc, cạnh kính.

   - Kính để trong kho có mái che, thông thoáng, khô ráo. Đặc biệt tránh ẩm, ướt ( kính mốc không xử lý được )

   - Khi bị ướt phải rửa bằng nước sạch và lau khô hai mặt.

2. Khi lắp đặt kính phun sơn thường nên sử dụng keo APOLO A500 màu trắng trong

Kính dán an toàn

 Kính dán an toàn là gì ?

Kính dán an toàn là loại kính chịu lực được tạo nên từ hai hay nhiều lớp kính, giữa các lớp kính có màng film PVB, ngoài ra có thể sử dụng kính cường lực dán lại với nhau nên có thể có tên gọi khác là kính dán an toàn cường lực, trong thực tế xây dựng đa phần các màng film PVB có độ dày 0,38mm được sử dụng nhiều nhất.

I,ĐẶC TÍNH CHUNG

Kính dán an toàn khi chịu lực tác động dẫn đến vỡ kính, màng film PVB có tác dụng giữ chặt các mảnh kính vỡ không bị rơi ra ngoài, giảm rủi ro, tránh gây sát thương cho người sử dụng. Đặc biệt, màng film còn tạo thành màng chắn chống sự xâm nhập từ bên ngoài (chống đạn, chống trộm...).

Ngoài ra, màng film PVB còn có khả năng hạn chế hiệu ứng nhiệt và bức xạ UV có hại cho sức khỏe, giảm thiểu tiếng ồn.

II, QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

1, Cắt kính

Kính nguyên liệu sẽ được cắt từng cặp theo kích thước yêu cầu của đơn hàng hoặc để nguyên khổ.

2, Rửa kính

Kính sẽ được đưa lên máy rửa ( sử dụng nước RO ) để xử lý sạch hai bề mặt và sấy khô. Những tấm kính sau quá trình rửa và sấy khô sẽ được đưa vào phòng dán. Tại đây công nhân kiểm tra chất lượng kính (kích thước, cạnh, bề mặt kính sạch, khô, không sò, không sứt, không xước) trước khi dán kính.

3, Dán kính

 + Tấm kính thứ nhất được vào dây chuyền đến bàn định vị sau đó được phủ lớp film PVB bề mặt kính.

 + Tấm kính thứ hai được máy dán định vị và đưa vào vị trí mà tấm kính thứ nhất vừa được phủ film PVB để hai tấm kính có thể kết dính tạm thời với nhau.

Dán kính

4, Ép kính

Các tấm kính khi được kết nối tạm thời sẽ được đưa vào hệ thống ép tự động bằng các trục rulô để ép hai tấm kính dính lại với nhau và sẽ được hấp 1 lần ở nhiệt độ là 140 độ C nhằm giúp các tấm kính dính chặt với nhau hơn rồi sẽ được chuyển sang vị trị kệ chờ gia nhiệt.

 5, Ôlây

Các kệ đựng kính được đưa vào hệ thống nén và gia nhiệt ở nhiệt độ tiêu chuẩn trong thời gian khoảng 3 giờ -8 giờ tùy thuộc vào độ dày của các tấm kính, sau khi đạt tới nhiệt độ quy định thì được làm nguội bằng không khí một cách đồng đều và kính sẽ được đưa ra khỏi hệ thống nén và gia nhiệt.

Dây chuyền kính dán an toàn tại VSG

 

6,Kiểm tra chất lượng

 Tại VSG mỗi công đoạn gia công kính đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2015( TCVN ) và Tiêu chuẩn Nhật Bản ( JIS) để cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến người sử dụng.

 7,Bàn giao sản phẩm

Sau khi đã hoàn thành ký tên trên lệnh sản xuất theo xe và bàn giao sản phẩm cho khâu xuất hàng.

III, KHUYẾN CÁO KHÁCH HÀNG.

1. Bảo quản sản phẩm kính đã qua gia công

   - Giá để đúng kỹ thuật: Nghiêng góc 10 - 15 độ

   - Xếp dỡ tránh va trạm góc, cạnh kính.

   - Kính để trong kho có mái che, thông thoáng, khô ráo. Đặc biệt tránh ẩm, ướt ( kính mốc không xử lý được )

   - Khi bị ướt phải rửa bằng nước sạch và lau khô hai mặt.

2. Sử dụng kính dán lắp ngoài trời hoặc những nơi có độ ẩm cao như: Nhà tắm, toilet, sàn nhà,...

   - Không để lớp film dán ( PVB ) tiếp xúc trực tiếp với nước đặc biệt là nước mưa.

   - Phải dùng keo Silicon trung tính bao bọc thật kín các khe hở tiếp xúc giữa PVB, kính và nước.

   - Đối với Film dán chất lượng cao: Nên sử dụng loại Film SGP (Sentry Glass Plus) của Dupont. SGP vừa chịu được lực căng, lực va đập, trong suốt hơn. Với giá thành cao hơn nhiều so với các loại Film PVB thông thường.

Để đạt chất lượng hoàn hảo cho công trình, khi đặt hàng Quý khách cần ghi rõ tên Film SGP.

3. Khi lắp đặt kính phun sơn thường nên sử dụng keo APOLO A500 màu trắng trong.

Kính Hộp

 Kính hộp ( kính hộp cách âm, cách nhiệt ) tên tiếng anh là Insulating hoặc double glazing được cấu tạo bởi hai hay nhiều lớp kính. Khoảng rỗng giữa 2 lắp kính được bơm 95% - 97% khí Argon. Giữa các lớp kính được ngăn cách bởi nan nhôm bên trong có chứa hạt hút ẩm. Lớp keo Silicon hai thành phần bên ngoài sẽ liên kết các lớp kính và nan nhôm định hình.Các hạt hút ẩm có tác dụng hút ẩm còn sót lại ở lớp khí bên trong, tạo lên hộp kính cách âm cách nhiệt hết sức hiệu quả.

 - Các lớp kính có độ dày từ 3mm - 10mm hoặc lớn hơn tùy theo yêu cầu của công trình.

 - Kính dán an toàn hoặc kính cừng lực cũng có thể dùng để làm một hay nhiều lớp kính hộp

 cau tao kinh hop

Cấu tạo kính hộp

1 - Khung nan nhôm chứa hạt hút ẩm ở giữa các lớp kính 

2 - Kính : lớp ngoài thường được sử dụng kính cường lực , kính phản quang, kính Low - E, kính dán.

3 - Lớp keo 2 thành phần dán khung nhôm với các lớp kính.

4 - Khí Argon 

I, QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

Bước 1: Kính nguyên khổ đưa lên máy cắt CNC cắt thành từng cặp hoặc để nguyên khổ tùy theo đơn hàng của Quý khách. Sau khi đã được cắt theo yêu cầu, kính sẽ được đưa vào máy rửa sử dụng nước RO để xử lý sạch bề mặt và sấy khô. Tùy theo yêu cầu của Quý khách mà kính có thể được cường lực.

Bước 2: Các thanh nhôm sẽ được cắt, uốn theo hình dạng, kích thước của đơn hàng, sau khi được định hình cố định, khung nhôm sẽ được đưa qua thiết bị bơm hạt hút ẩm vào phần rỗng bên trong ruột.

Bước 3: Các thanh cữ nhôm được đưa qua thiết bị bơm keo butyl để phủ một lớp keo lên hai mặt bên của thanh cữ và được treo lên giá để tránh méo hay bụi bẩn có thể bám vào keo.

Bước 4: Tại dây chuyền máy Bystronic tấm kính thứ nhất được đưa vào đường ray và đi vào buồng rửa và đến buồng bơm khí Argon.

Tiếp tục đến tấm kính thứ 2 được đưa vào được ray đi vào buồng rửa, khi tấm kính ra khỏi buồng rửa các nan nhôm sẽ được gắn vào tấm kính thứ 2 và đi vào buồng bơm khí Argon.

Bước 5: Tại buồng bơm khí, khí Argon sẽ được bơm vào buồng, cùng lúc đó máy sẽ ép chặt 2 tấm kính vào bề mặt đã bơm keo của nan nhôm.

Bước 6: Kính sẽ được bơm 1 lớp keo silicone từ 5mm - 10mm xung quanh tấm kính bằng hệ thống bơm keo tự động.

Bước 7: Kính sẽ được kiểm tra chất lượng nghiệm ngặt trước khi nhập kho.

Dây chuyền sản xuất kính hộp

Tại kính an toàn VSG sử dụng dây chuyền tự động hóa được sản xuất bởi Bystronic với công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất, cho phép sản xuất được kính hộp từ hai lớp hoặc ba lớp kính và kính hộp đặc biệt với các tấm kính có kích thước khác nhau (stepped unit). Đối với các sản phẩm cao cấp có thể kết hợp công nghệ cường lực hoặc kính dán an toàn cho một hoặc nhiều lớp kính của kính hộp.

 

II, KHUYẾN CÁO KHÁCH HÀNG.

1. Bảo quản sản phẩm kính đã qua gia công

   - Giá để đúng kỹ thuật: Nghiêng góc 10 - 15 độ

   - Xếp dỡ tránh va trạm góc, cạnh kính.

   - Kính để trong kho có mái che, thông thoáng, khô ráo. Đặc biệt tránh ẩm, ướt ( kính mốc không xử lý được )

   - Khi bị ướt phải rửa bằng nước sạch và lau khô hai mặt.

2. Sử dụng kính dán lắp ngoài trời hoặc những nơi có độ ẩm cao như: Nhà tắm, toilet, sàn nhà,...

   - Không để lớp film dán ( PVB ) tiếp xúc trực tiếp với nước đặc biệt là nước mưa.

   - Phải dùng keo Silicon trung tính bao bọc thật kín các khe hở tiếp xúc giữa PVB, kính và nước.

   - Đối với Film dán chất lượng cao: Nên sử dụng loại Film SGP (Sentry Glass Plus) của Dupont. SGP vừa chịu được lực căng, lực va đập, trong suốt hơn. Với giá thành cao hơn nhiều so với các loại Film PVB thông thường.

Để đạt chất lượng hoàn hảo cho công trình, khi đặt hàng Quý khách cần ghi rõ tên Film SGP.

3. Khi lắp đặt kính phun sơn thường nên sử dụng keo APOLO A500 màu trắng trong.

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Our Partners