I, Kính cường lực là gì ?
Kính cường lực là loại kính an toàn được sản xuất trên công nghệ xử lý nhiệt nhằm tạo nên tính chịu lực và độ an toàn cao hơn rất nhiều so với kính nổi thông thường cùng chủng loại, cùng độ dày. Để có được đặc tính ưu việt như vậy là do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau tạo thành liên kết vững chắc hơn, giúp cho kính chịu được rung chấn, sức gió và va đập mạnh.
II, Quá trình sản xuất kính cường lực
1-Cắt kính
Tấm kính nguyên khổ được cắt bằng dây chuyền cắt kính CNC tự động để đảm bảo chuẩn kích thước của mỗi đơn hàng.
2-MàiKính thường khá nguy hiểm, đặc biệt là kính sau khi được cắt vì có độ sắc ở các mép cạnh cao, do đó dễ gây sát thương cho con người. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, kính sau khi được cắt sẽ được mài cạnh kính. Chúng ta có thể mài qua tay, mài xiết, mài mỏ vịt, mài vát bằng các máy mài chuyên dụng : máy mài song cạnh, máy mài đứng, máy mài bo góc, máy mài huỳnh... Mỗi loại mài cho ra những kiểu cạnh kính khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Máy mài song cạnh nằm ngang
3-Khoan, khoét, rửa kính
Sau khi qua công đoạn mài kính sẽ được chuyển đến công đoạn khoan khoét (nếu có) và rửa trên dây chuyền line. Tại công đoạn này kính được kiểm tra về kích thước để khớp với đơn hàng và tiến hành khoan khoét theo bản vẽ, sau đó được chuyển qua dây chuyền máy rửa sử dụng nước RO. Tất cả được thực hiện trên hệ thống máy móc hiện đại với độ chính xác cao để cho ra những sản phẩm hoàn thiện nhất trước khi chuyển sang công đoạn cường lực.
4-Tôi cường lực
Quá trình này bao gồm in nhãn hiệu Temper glass của nhà sản xuất thông thường bằng loại sơn chịu nhiệt lên tấm kính, kiểm tra thông số kỹ thuật. Sau đó tấm kính sẽ được đưa vào gia nhiệt đến một nhiệt độ tiêu chuẩn với mỗi loại kính. Với mỗi độ dầy khác nhau thì thời gian và nhiệt độ tôi khác nhau nên mỗi mẻ tôi sẽ sử dụng những tấm kính có cùng độ dày. Sau đó kính sẽ được làm nguội nhanh bằng luồng khí lạnh thổi lên bề mặt tấm kính một cách đồng đều và chính xác để làm tăng ứng suất bề mặt kính.Mỗi mẻ kính đều có 1 mẫu kính đập thử để kiểm tra các thông số cơ bản về độ bền va đập và số lượng mảnh vỡ để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm.
Lò tôi cường lực
Tại VSG mỗi công đoạn gia công kính đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2015( TCVN ) và Tiêu chuẩn Nhật Bản ( JIS) để cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến người sử dụng.
III, Khuyến cáo khách hàng
1. Bảo quản sản phẩm kính đã qua gia công
- Giá để đúng kỹ thuật: Nghiêng góc 10 - 15 độ
- Xếp dỡ tránh va trạm góc, cạnh kính.
- Kính để trong kho có mái che, thông thoáng, khô ráo. Đặc biệt tránh ẩm, ướt ( kính mốc không xử lý được )
- Khi bị ướt phải rửa bằng nước sạch và lau khô hai mặt.
2. Khi lắp đặt kính phun sơn thường nên sử dụng keo APOLO A500 màu trắng trong
0 nhận xét:
Đăng nhận xét